Tạo nghề may cho người khuyết tật ở Đông Phương, Thái Bình

Tác giả : Admin 30/11/2020
Tới xưởng may của doanh nghiệp Phạm Xuân Thúy ở xã Xuân Phương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, thực sự chúng tôi thấy mừng bởi những người có hoàn cảnh thiệt thòi ở vùng quê nghèo đã thích nghi với công việc may để có thể tự tin trong cuộc sống.

Anh Phạm Xuân Thúy, chủ doanh nghiệp chia sẻ:“Bản thân tôi cũng là người khuyết  tật  nên cũng động viên tất cả mọi người anh em là, như tôi mà  tôi còn đứng lên được, còn anh em chỉ việc học và tôi kiếm việc cho làm…nên mọi người rất hồ hởi phấn khởi. Học nghề với người khuyết tật này rất là lâu, nó lâu là phải kiên trì . Nhiều cháu ở với tôi từ năm 2004 đến giờ vẫn làm ở đây, mức lương của các cháu đến giờ từ triệu hai đến triệu rưỡi” 

Xã  Đông Phương, nơi anh Thúy sinh ra và lớn lên  có rất nhiều người khuyết tật. Vốn gia đình có nghề may, dù bị tật nguyền, anh vẫn cố gắng học được nghề này để có thể tự lập. Xây dựng được cơ sở như bây giờ đối với anh là  một điều rất khó khăn, khó về vốn, về con người…Nhiều cháu học ở đây rồi nhưng đi lại rất khó khăn, anh khuyến khích các cháu mua máy ở nhà và lấy việc ở đây làm. Vậy là các cháu khuyết tật ở nhà cũng có việc làm. Anh chống chèo bươn chải cơ sở may đứng vững bằng cách hợp đồng với các trường học để nhận may đồng phục: “Công việc ổn định, với những cơ sở khác rất chật vật, nhưng với tôi tương đối dễ dàng. Tôi chọn mặt hàng là đồng phục vì xu hướng của ngành giáo dục là mặc đồng phục, là xu hương đi lên. Đầu ra của tôi có, tôi lăn lộn kiếm việc làm khá dễ dàng. Tôi đi đặt vấn đề với tất cả các nhà trường, hầu như chẳng trường nào từ chối với doanh nghiệp của tôi. Tôi trụ được cơ bản là chất lượng và uy tín nên càng ngày tôi càng mở ra được thị trường không những ở trong huyện mà ở tỉnh và tỉnh ngoài nữa…”

Chính quyền ở xã Đông Phương đã tạo cho cơ sở mặt bằng hơn 300 mét vuông để  xây dựng xưởng may này. Các tổ chức xã hội, hội chữ thập đỏ huyện, tỉnh cũng tạo điều kiện cho vay vốn. Số vốn 150 triệu trong thời gian một năm được bổ sung vào  vốn lưu động để quay vòng cái hoạt động của doanh nghiệp. Anh Thúy còn được nhiều cộng sự giúp đỡ như bác Nguyễn Duy Tuyến đã đến cùng anh dạy nghề cho các cháu:”Nghe thấy anh Thúy  ở đây mở một cơ sở cho người khuyết tật , bản thân chúng tôi cũng là người khuyết tật nên muốn vào đây cùng với anh chị ấy hợp tác lại dạy cho các cháu ấy có công ăn việc làm, thứ hai là hòa nhập với những người cùng cảnh ngộ, cảm thấy nó vui hơn và dễ thông cảm hơn, dạy bảo cho các cháu cùng mình làm để cho thu nhập cho sinh hoạt nó đỡ vất vả”

Những người khuyết tật thường mặc cảm với bản thân. Nếu như không tìm được công ăn việc làm thì cả gia đình  và xã hội có thêm một gánh nặng…Thế nên, nhu.ững người dạy nghề như anh Thúy và bác Tân đều kiên nhẫn: Băng: “Vì các cháu khuyết tật thường bi quan, không làm được, rất khó khăn trong sinh hoạt. Các cháu vào đây chúng tôi đều dạy nghề, cháu nào bị tàn tật thì miễn phí . Những người khuyết tật đều có một cái trí tuệ. Dạy cho các cháu khỏe đã khó chưa nói  đến tàn tật.. Thế nhưng với cái sự đùm bọc của tất cả cộng đồng rồi gia đình anh em, chúng tôi đều hoàn thành việc tạo nghề cho các cháu làm”

Để bố trí công việc phù hợp, anh đã chọn cháu nào khỏe thì cho ngồi máy, cháu nào yếu thì bố trí sang nhặt chỉ, kẻ vẽ. Bởi thế, các cháu được học nghề và làm việc ở đây đều rất hài lòng. Một cháu chia sẻ: “ Việc này cũng phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện gia đình nhà cháu. Cháu thấy chú là một người tốt, rất quan tâm đến học sinh. Chú rất hiểu hoàn cảnh, đối xử rất tốt, quan tâm tới mọi người, đồng cảm với mọi người nên cháu thấy chú rất thân thiện”

          Cùng hỗ trợ cho cơ sở phát triển, Hội chữ thập đỏ huyện Đông Hưng đã tạo mọi điều kiện để anh Thúy nhận được những ưu đãi. Cán bộ Hội chữ thập đỏ huyện Đông Hưng cho biết: “ Chúng em tiếp cận và làm việc với anh Thúy từ năm 2008. Qua thời giam làm việc, thấy cơ sở anh rất là tốt, từ đào tạo nghề, việc làm cho người khuyết tật. Đây cũng là một mô hình của huyện và của tỉnh. Công việc chữ thập đỏ cũng giúp cho doanh nghiệp về vốn vay, giới thiệu doanh nghiệp cuả anh Thúy tiếp cận với các dự án đào tạo nghề tạo việc làm cho người khuyết tật…

          Tự đứng vững và lại giúp cho những người khuyết tật khác đứng vững bằng tay nghề của mình là việc làm đáng kính nể. Mong rằng mô hình doanh nghiệp của anh Thúy ngày càng thành đạt, góp phần đổi mới vùng đất thuần nông Thái Bình.

Link gốc: Tầm Nhìn

Tin liên quan