Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng chỉ thu phí không dừng kể từ 1/6/2022

Tác giả : Admin 01/06/2022

VETC đã tổ chức 15 điểm dán thẻ tại tất cả trạm thu phí, việc này nhằm mục đích giúp chủ xe chưa kịp dán thẻ có thể di chuyển cao tốc Hà Nội – Hải Phòng không gây ùn tắc.

VETC đã tổ chức 15 điểm dán thẻ tại tất cả trạm thu phí, việc này nhằm mục đích giúp chủ xe chưa kịp dán thẻ có thể di chuyển cao tốc Hà Nội – Hải Phòng không gây ùn tắc.

9869 1653988385 Capture
Từ ngày 1/6 đầu thu phí không dừng cao tốc Hà Nội – Hải Phòng

Kể từ ngày 1/6/2022, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng sẽ bỏ thu phí bằng tiền mặt, áp dụng thu phí không dừng ETC 100%.

Các xe lưu thông trên tuyến cao tốc này bắt buộc phải sử dụng dịch vụ thu phí không dừng.

Các phương tiện không đủ điều kiện đi vào cao tốc Hà Nội – Hải Phòng sẽ bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng theo Khoản 3, Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại cuộc họp về vướng mắc trong triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng, các dự án/trạm thu phí BOT.

Theo thông báo, yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị kỹ lưỡng phương án tổ chức giao thông, phương án xử lý các tình huống sự cố; tổ chức tuyên truyền rộng rãi để triển khai thí điểm tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng chỉ áp dụng hình thức thu phí điện tử không dừng (chỉ phục vụ các phương tiện có đủ điều kiện tham gia dịch vụ thu phí điện tử không dừng);…

Bộ GTVT chỉ đạo nhà đầu tư BOT, các cơ quan, đơn vị liên quan và nhà cung cấp dịch vụ thu phí điện tử không dừng tiếp tục tăng cường hơn nữa các giải pháp để tăng tỷ lệ phương tiện ô tô dán thẻ ETC, phấn đấu đến tháng 9/2022 đạt 80% đến 90%, tiến tới thu phí hoàn toàn tự động không dừng ETC trên cả nước.

4 quy định về thu phí không dừng, lái xe cần nắm rõ

Thu phí không dừng (ETC) đã và đang được triển khai ở nhiều trạm thu phí trên toàn quốc, đáng chú ý có một số quy định về thu phí không dừng sau đây lái xe cần biết:

1. Thu phí không dừng là gì?

Khoản 4 Điều 3 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg quy định:
……
4. Thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng (sau đây gọi tắt là thu phí điện tử không dừng) là hình thức thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tự động, phương tiện giao thông đường bộ không cần phải dừng lại để trả phí dịch vụ sử dụng đường bộ khi tới trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ.

Quá trình tính toán phí dịch vụ sử dụng đường bộ được thực hiện tự động bởi hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng (sau đây gọi tắt là hệ thống thu phí điện tử không dừng).

Giống với tên gọi, thu phí không dừng có thể hiểu đơn giản chính là hình thức thu phí sử dụng đường bộ không cần phải dừng lại để trả phí.

Việc thu phí được thực hiện thông qua thẻ đầu cuối (thường được gọi là thẻ thu phí không dừng) được gắn trên xe.

2. Khi nào bắt buộc dán thẻ thu phí không dừng?

Hiện nay, chưa có bất kỳ văn bản nào quy định chủ xe bắt buộc phải dán thẻ thu phí tự động không dừng.

Tuy nhiên, theo Điều 5 Quyết định số 19/2020/QĐ-TTg và Chỉ thị 39/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện thu phí không dừng.

Theo đó, các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đang hoạt động, chậm nhất đến ngày 31/12/2021 phải chuyển sang thu phí điện tử không dừng. Nếu quá thời hạn này không thực hiện việc thu phí không dừng các trạm thu phí này sẽ phải tạm dừng hoạt động thu phí sử dụng đường bộ.

Đồng thời, theo Quyết định 2269/QĐ-BGTVT, mục tiêu cơ bản đến 2025 sẽ triển khai thu phí điện tử không dừng (ETC) tại tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc, tiến tới xóa bỏ tất cả các làn thu phí sử dụng tiền mặt.

Do vậy, dù không bắt buộc nhưng các chủ xe nên sớm dán thẻ thu phí không dừng.

3. Dán thẻ thu phí không dừng ở đâu, hết bao nhiêu?

Theo khoản 1 Điều 9 Quyết định 19/2020 của Thủ tướng Chính phủ, các phương tiện giao thông đường bộ (gồm cả phương tiện chịu phí và miễn phí sử dụng đường bộ) phải được gắn thẻ đầu cuối (thẻ thu phí không dừng).

Việc gắn thẻ thu phí không dừng được thực hiện tại:

– Các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới tại lần kiểm định gần nhất; hoặc

– Các đại lý do nhà cung cấp dịch vụ thu phí ủy quyền; hoặc

– Ngay khi qua trạm thu phí ETC.

Khi gắn thẻ lần đầu, chủ xe sẽ được mở tài khoản thu phí để sử dụng dịch vụ thu phí không dừng. Mỗi tài khoản có thể sử dụng để chi trả cho nhiều phương tiện giao thông đường bộ nhưng mỗi phương tiện chỉ được chi trả từ một tài khoản thu phí.

Hiện nay, việc gắn thẻ thu phí không dừng lần đầu được miễn phí đến hết 31/12/2021 (theo khoản 3 Điều 9 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg).

Như vậy, chủ xe không phải chi trả chi phí gắn thẻ và mở tài khoản thu phí không dừng lần đầu tiên trước ngày 31/12/2021, từ năm 2022, chủ xe phải trả khoản chi phí này cho nhà cung cấp dịch vụ.

4. Không dán thẻ không được phép đi vào làn ETC

Chủ xe hoặc người điều khiển phương tiện phải thực hiện gắn thẻ thu phí không dừng cho phương tiện tại lần kiểm định gần nhất hoặc ngay khi qua trạm thu phí sử dụng đường bộ có làn ETC (theo Chỉ thị 39/CT-TTg).

Đặc biệt, Chỉ thị này nhấn mạnh, tuyệt đối không điều khiển xe đi vào làn ETC khi xe chưa gắn thẻ thu phí không dừng hoặc đã gắn thẻ nhưng số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả cho giao dịch thu phí.

Theo đó, xe chưa có thẻ thu phí không dừng chỉ có thể đi vào làn thu phí hỗn hợp (làn thu phí áp dụng cả hình thức điện tử không dừng và hình thức một dừng) không được đi vào làn ETC.

Trường hợp chưa dán thẻ, chưa nạp tiền vào tài khoản giao thông hoặc tài khoản giao thông không đủ tiền để trả phí mà vẫn cho xe đi vào làn ETC, lái xe sẽ bị phạt từ 01 – 02 triệu đồng, tước bằng lái từ 01 – 03 tháng (điểm c khoản 4, điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019)./.

Theo Môi trường và Đô thị VN

Tin liên quan