Thực hư việc 100 lao động trở về từ Nhật Bản xin đổi địa điểm cách ly vì khách sạn chặt chém?

Tác giả : Admin 11/05/2021
Trên MXH gần đây xuất hiện thông tin 100 lao động trở về từ Nhật Bản đã hết cách ly 14 ngày nhưng lại được yêu cầu tiếp tục ở lại địa điểm cách ly. Đáng nói là những người này đã bị khách sạn nâng giá lên gần 2 triệu đồng/ngày trong khi chất lượng dịch vụ rất hạn chế.

Anh Nguyễn Văn D., một lao động trở về từ Nhật Bản, đang phải cách ly tại Khách sạn Top Hotel Hữu Nghị(188 Lê Quang Đạo, Mê Trì, Hà Nội) cho biết tại đây có khoảng hơn 100 lao động Việt Nam trở về từ Nhật Bản ngày 24/4. Theo qui định thì hiện tại họ đã hết thời gian cách ly. Nhưng do gần đây có công văn của Bộ Y tế yêu cầu họ phải tiếp tục cách ly thêm 14 ngày nên đến nay họ vẫn tiếp tục phải ở lại khách sạn.

5858 5809fa38df342a6a7325
Hình ảnh bữa cơm được khách sạn cung cấp và căn phòng phải sử dụng quạt cây để làm mát

Điều đáng nói là sau khi có công văn của Bộ Y tế, thời hạn cách ly tăng thêm 7 ngày thì những người quản lý khách sạn đã gửi đến cho họ một thông báo mới, trong đó số tiền chi phí hàng ngày tăng vọt.

Cụ thể, phía khách sạn thu từ 1,2-1,7 triệu đồng/người/ngày cách ly. Số tiền này được giải thích là tiền phòng, tiền ăn 3 bữa/ngày; tiền điện nước và chi phí cho cơ quan phòng dịch, chưa bao gồm tiền xét nghiệm lần 3. Nhiều người cho rằng giá cả như thế là không phù hợp với điều kiện dịch covid và số đông những người lao động.

Không chỉ có thế, nhiều người cũng phản ánh chất lượng phục vụ không tương xứng với giá tiền công bố. Cụ thể như tại khu vực lễ tân, cầu thang, khu vực cửa các tầng không có dung dịch sát khuẩn; thùng rác trong phòng không có nắp đậy; ngoài ra suất ăn không đảm bảo như cam kết.

5915 Z2481805356339 7d1e2c313bf40fa12fb75d949d19e31a
Bản thông báo được gửi đến người lao động cách ly. Ảnh do người lao động cung cấp

Một số ý kiến còn cho trằng khách sạn không tuân thủ qui định về cách ly.

Nhiều người có ý muốn chuyển đến khách sạn khác có chất lượng tốt hơn, giá thành hợp lý hơn. một số khác muốn chuyển sang khu cách ly tập trung vì không còn khả năng chi trả.

Một lao động giấu tên cũng chia sẻ, anh đã chi phí, vay mượn rất nhiều mới mua vé để trở về Việt Nam được. Trong điều kiện bệnh dịch hoành hành, nhiều lao động ở nước ngoài không thể kiếm được tiền, việc trở lại quê nhà đã rất nỗ lực rồi nhưng nếu về đén quê hương lại phải mắc thêm khoản nợ lớn vì phải cách ly hạng sang thì họ có nguy cơ phá sản, nợ nần khi hết cách ly.

Anh D. và những người lao động đang cách ly ở đây mong muốn cơ quan chức năng lưu ý kiểm tra và giám sát tình hình phòng chống dịch của khách sạn này cũng như xem xét những điều kiện của người lao động.

Thực hư những thông tin trên, Tamnhin.net sẽ liên hệ với cơ quan chức năng để xác minh sự việc.

Theo Tầm Nhìn

Link gốc: Tầm Nhìn

Tin liên quan