doanh nhân Phạm Thanh Hải

Những khuất tất trong vụ án doanh nhân Phạm Thanh Hải

Tác giả : Admin 09/07/2020

Vụ án doanh nhân Phạm Thanh Hải kéo dài đã 5 năm. Năm năm ấy là thời gian một tài năng bị giam hãm oan khuất trong tù. Năm năm ấy là thời gian dài đằng đẵng mà quyền lợi hợp pháp của hàng ngàn nhà đầu tư bị xâm hại. Nghịch lý thay, năm năm ấy cũng là thời gian mà các “bị hại” ngày đêm bền bỉ đấu tranh đòi trả tự do cho bị cáo.  

Trên thế giới khoa học học làm giàu là có thật

Trong quá trình điều tra, xét xử vụ án này các cơ quan tiến hành tố tụng thành Phố Hà Nội đã có nhiều vi phạm tố tụng nghiêm trọng. Trong nhiều bài viết tôi và các luật sư bào chữa cho doanh nhân Phạm Thanh Hải cũng đã nhiều lần nêu lên những vi phạm của cơ quan CSĐT. Trong bài này tôi chỉ nói đến nguyên tắc tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự được quy định trong pháp luật.

Trong án hình sự, có thể có việc giải quyết vấn đề dân sự. Khi giải quyết vấn đề dân sự thì cơ quan tiến hành tố tụng phải tuân theo quy định của pháp luật dân sự, trong đó có nguyên tắc “Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự” được quy định tại điều 5, luật tố tụng dân sự 2015.

Những người được cho là “bị hại” trong vụ án này thực chất không phải là bị hại, họ là những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, vì hợp đồng của họ chưa đến thời hạn thanh toán. Tất cả những người này đã có rất nhiều đơn thư trình bày và trước hội đồng xét xử (HĐXX) họ cũng khẳng định không có yêu cầu anh Hải phải trả lại tiền và để nghị để họ tự giải quyết, không yêu cầu cơ quan tố tụng giải quyết.

Khoản 1, điều 5 Luật TTDS 2015 có quy định:… “Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó”. Nghĩa là khi đương sự không có yêu cầu thì tòa án không được tự ý giải quyết theo ý chí của mình.

Trong khi đó, mặc dù các đương sự đã bày tỏ ý chí của mình là không yêu cầu tòa án giải quyết, không yêu cầu anh Hải phải trả lại tiền, nhưng tòa án cấp sơ thẩm vẫn buộc anh Hải phải trả lại tiền cho họ, đồng nghĩa với việc buộc họ phải nhận lại tiền mặc dù họ đang muốn tiếp tục đầu tư. Tại sao vậy? Quyền của tòa án to vậy sao?

Không bỗng dưng cả ngàn nhà đầu tư kiên trì đòi công lý cho doanh nhân TS Phạm Thanh Hải

Bản án phúc thẩm số 264/2019/HS-PT, ngày 10/5/2019 của Tòa án Cấp cao tại Hà Nội nêu rõ: “Tại phiên tòa sơ thẩm hầu hết những người bị hại có mặt đều không có yêu cầu bị cáo phải hoàn trả lại tài sản vì họ xác định họ không thiệt hại nhưng cấp sơ thẩm vẫn buộc Phạm Thanh Hải hoàn trả lại tiền cho họ là vi phạm nguyên tắc tự định đoạt của đương sự” (tr. 22).

Như vậy các cơ quan tiến hành tố tụng thành phố Hà Nội đã vi phạm nghiêm trọng tố tụng dẫn đến oan sai cho người không phạm tội.

Trong vụ án này, tôi khẳng định, trước khi bị bắt oan về tội kinh doanh trái phép và sau đó bị khởi tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, doanh nhân Phạm Thanh Hải không nợ quá hạn bất kỳ một ai và đủ khả năng tài chính để thanh toán cho các hợp đồng lần lượt đến hạn rải rác trong năm tiếp theo (2016). Tại thời điểm đó “chưa có ai thắc mắc, khiếu kiện” (bút lục 38, 45). Như vậy, trước khi khởi tố, thì vụ án không có bị hại!

Oái oăm thay, hiện nay cơ quan điều tra vẫn đang mải miết đi tìm hại. Nhưng càng tìm càng bí thậm chí thông báo ai gửi tiền cho Hải thì đến khai với công an, song thực tế hợp đồng có đủ quê quán, chứng minh thư đấy rồi còn khai báo cái gì? Kiện thì hợp đồng chưa đến hạn!!!

Thiết nghĩ, căn cứ vào hồ sơ và thực tế vụ án, xác định không có ai là bị hại thì trả tự do ngay cho doanh nhân TS Phạm Thanh Hải là cách làm đúng pháp luật nhất hiện nay.

Theo Tầm Nhìn

 

Link gốc: Tầm Nhìn

Tin liên quan