Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm

Tác giả : Admin 03/01/2023

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 336/KH-UBND về công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội năm 2023.

Hiện các cơ quan chức năng, các quận, huyện, thị xã của thành phố đang vào cuộc đồng bộ với quyết tâm cao đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giáo dục để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về an toàn thực phẩm đối với phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, Sở là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm của thành phố nên Sở có trách nhiệm tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo hoạch định những vấn đề có tính chiến lược để chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác quản lý an toàn thực phẩm.

Để bảo đảm quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm theo quy định, Sở đã giao Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm quản lý, thu hồi giấy chứng nhận đối với cơ sở không đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Đồng thời tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra để xử lý nghiêm cơ sở vi phạm; kiểm soát chặt chẽ, giám sát chất lượng các mặt hàng thực phẩm lưu thông trên thị trường. Cùng với đó là xây dựng và thực hiện tốt chương trình, dự án, đề án, mô hình điểm an toàn thực phẩm, khống chế ngộ độc thực phẩm, hạn chế các bệnh truyền qua thực phẩm.

9789 1672719167 Minh Hoa 16702995315741650836445
Ảnh minh họa. TL

Còn theo lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội, thì Sở này đã tích cực phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai chương trình, giải pháp tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm.

Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, Sở còn thường xuyên tổ chức tập huấn hướng dẫn cơ sở sản xuất, kinh doanh tại chợ để bảo đảm an toàn thực phẩm và cấp biển nhận diện cơ sở kinh doanh thực phẩm an toàn.

Ngoài ra, Sở Công thương đã hoàn thành khảo sát toàn bộ hệ thống, mạng lưới chợ để đánh giá hạ tầng thương mại đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm. Một số chợ đã lắp đặt nhà xét nghiệm nhanh tại chợ cho người tiêu dùng kiểm định nhanh chất lượng hàng hóa. Nhờ hệ thống phân phối hiện đại nên việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm hiện cơ bản bảo đảm, tạo yên tâm cho người tiêu dùng.

Kế hoạch số 336/KH-UBND về công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội năm 2023 do UBND TP. Hà Nội vừa mới ban hành. Cụ thể:

…….

1. Công tác chỉ đạo và tăng cường năng lực quản lý nhà nước về ATTP

– Thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư trung ương về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.

– Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trong tình hình mới; Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 27/10/2016 của Thành ủy Hà Nội về Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với vấn đề ATTP trong tình hình mới trên địa bàn Hà Nội” và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố. Đẩy mạnh phong trào thi đua về ATTPphối hợp vận động giám sát ATTP giữa UBND Thành phố và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội. Xây dựng văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện đến từng đơn vị, đưa các tiêu chí về ATTP vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, dự án, mô hình điểm về ATTP có hiệu quả.

– Thực hiện chế độ giao ban, báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.

2. Công tác thông tin, giáo dục truyền thông ATTP

Đổi mới và đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền về thực trạng công tác ATTP trên địa bàn Thành phố và kịp thời cảnh báo các nguy cơ gây mất ATTP tới các đối tượng đích là người quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người dân, đặc biệt tăng cường tuyên truyền trong các dịp cao điểm về ATTP như: Tháng hành động vì ATTP, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, Tết Trung thu…

– Tuyên truyền gương các đơn vịdoanh nghiệp làm tốt công tác đảm bảo ATTP, biểu dương kịp thời các đin hình tiên tiến, mô hình sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn đồng thời có hình thức tôn vinh, khen thưởng đối với cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin về sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn.

3. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm nghiệm, hậu kiểm, giám sát chất lượng ATTP

– Tăng cường công tác thanh trakiểm tra định kỳ, đột xuất, kiểm nghiệm, giám sát, hậu kiểm việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP, đồng thời kiên quyết xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm và kịp thời xử lý các thông tin phản ánh mất ATTP.

– Chủ động tổ chức giám sát chất lượng thực phẩm lưu thông trên thị trường và các vùng sản xuất trên địa bàn Thành phố, cảnh báo nguy cơ, truy xuất nguồn gốc thực phẩm không đảm bảo an toàn.

– Tăng cường phối hợp với các Tỉnh. Thành khác trong quản lý ATTP, truy xuất nguồn gốc thực phẩm không an toàn vào Hà Nội.

4. Công tác xây dựng các chương trình, đề án, dự án, mô hình điểm, chuyên đề về ATTP

Tiếp tục triển khai các chương trình, đề án, dự án, mô hình điểm, chuyên đề về ATTP đã được phê duyệt, đề xuất nhân rộng các hoạt động đã triển khai và được đánh giá có hiệu quả đồng thời chủ động nghiên cứu xây dựng các hoạt động mới về ATTP đảm bảo thiết thực và phù hợp với thực trạng công tác ATTP trên địa bàn Thành phố.

5. Kiểm soát, xử lý các sự cố, nguy cơ gây mất ATTP

Chủ động kiểm soát, tiếp nhận và xử lý kịp thời các sự cố, nguy cơ gây mất ATTP trên địa bàn Thành phố, hạn chế thấp nhất các thiệt hại do sự cố về ATTP xảy ra.

6. Đảm bảo kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ công tác ATTP

Đu tư kinh phí địa phương, bố trí nhân lực phù hợpxây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, hóa chất, phương tiện phục vụ công tác ATTP đảm bảo hiệu quả.

7. Thực hiện các thủ tục hành chính về ATTP

Thực hiện các thủ tục hành chính về ATTP, tiếp nhận tự công bố sản phẩm theo thẩm quyền, ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, phần mềm tích hợp số liệu, hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về ATTP…

Theo Môi trường và Đô thị VN

Tin liên quan