Chủ tịch VCCI: Doanh nghiệp đang ‘chết mòn’ vì đại dịch

Tác giả : Admin 26/07/2021
Ngày 25/7, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm và kế hoạch 6 tháng cuối năm 2021, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm (2021-2025).    

Theo ông Vũ Tiến Lộc – Chủ nhiệm Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), thực trạng kinh tế đầu quý III đang xấu hơn nhiều do tác động tiêu cực từ đợt dịch thứ 4 bùng phát tại nhiều tỉnh thành. Kinh tế Việt Nam đang trải qua giai đoạn gian nan nhất trong nhiều thập kỷ vì Covid-19.

2651 Vu Tien Loc
Ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

Các biện pháp giãn cách xã hội tại địa phương đưa ra để chống dịch, khiến các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn. Doanh nghiệp đang chết dần, chết mòn, nhất là khu vực doanh nghiệp dịch vụ (trừ ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm). Thậm chí, họ không có khả năng vực dậy sau đại dịch nếu không có biện pháp bứt phá hỗ trợ. Trên thực tế, những hỗ trợ vừa qua như gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng hay miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp, giảm lãi suất khi đi vào thực tiễn cuộc sống lại không được bao nhiêu.

Bà Nguyễn Thị Thuỷ, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp cũng cho rằng “ Những khó khăn của đại dịch đang ngấm ngày càng sâu vào từng người dân, doanh nghiệp. Chính phủ cần đánh giá sức chống chịu của các doanh nghiệp hiện nay để có giải pháp căn cơ thời gian tới”. Do đó quyết định của Đảng, Nhà nước quyết định tiếp tục triển khai gói hỗ trợ an sinh mới thực sự là một quyết sách rất kịp thời và hợp lòng dân.

Phó Chủ nhiệm nhấn mạnh, “Cả nước như một cơ thể sống, quan hệ tuần hoàn chặt chẽ, nên không thể vì một chỗ bị bệnh mà cắt rời hết tất cả. Vấn đề đặt ra là làm sao cách ly mà không tách rời, không làm đứt gãy nền kinh tế, quyết liệt phòng chống dịch nhưng không áp dụng biện pháp thái quá, cực đoan. Hơn nữa, bài học huy động sức dân vẫn còn nguyên giá trị. Trong suốt thời gian chống dịch, nhiều hoạt động bị ngừng lại, nhưng phong trào đóng góp, tương thân tương ái thì lại nở rộ khắp nơi. Gần đây, quỹ vaccine càng thấy được tấm lòng của người dân và doanh nghiệp…”

Đồng thời bà kiến nghị Chính phủ triển khai phần mềm thống kê liên thông để rà soát nhanh chóng đến với người thụ hưởng, đồng thời tránh bỏ sót, trùng lắp. Chính phủ cũng cần đánh giá sức chống chịu của các doanh nghiệp hiện nay để có giải pháp căn cơ trong thời gian tới.

2850 Dai Bieyyu Quoyyc Hoyi Nguyeyyn Thi Thuy Noi Veyy Covid 19
Bà Nguyễn Thị Thuỷ, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp

Theo các đại biểu Quốc hội, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ bứt phá hơn để gỡ khó cho các doanh nghiệp có thể gượng dậy, phát triển hơn sau đại dịch. Bên cạnh đó, chiến lược tiêm chủng vaccine cần đẩy nhanh hơn, nhất là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất… tránh đứt gãy kinh tế. Việt Nam cũng cần chuẩn bị điều kiện, lộ trình mở cửa lại nền kinh tế tương ứng với độ phủ tiêm chủng vaccine.

Hỗ trợ hiệu quả nhất lúc này là Nhà nước tăng chi cho đối tượng yếu thế như vậy, vừa tăng kích thích tiêu dùng, vừa giải quyết được vấn đề xã hội, một mũi tên trúng hai đích. Từ đó, doanh nghiệp giải quết được khó khăn vì dịch, doanh thu tăng dần.

Với ngành dịch vụ, ngoài hỗ trợ tài chính, Chủ tịch VCCI nói, giải pháp căn cơ hơn là áp dụng hộ chiếu vaccine với khách quốc tế đến Việt Nam và với người Việt Nam khi đã đạt tỷ lệ dân tiêm đủ hai mũi vaccine. Ông Vũ Tiến Lộc nhận xét “Hộ chiếu vaccine là điều kiện quan trọng để nền kinh tế có thể quay trở lại phục hồi”.

Trong khi đó, bà Nguyễn Minh Tâm – Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Bình nhấn mạnh, bối cảnh dịch bệnh cần ngăn chặn tình trạng lãng phí được đánh giá là “nguy hại hơn cả tham nhũng” nhưng nhiều người vẫn xem nhẹ.

Theo Tầm Nhìn

Link gốc: Tầm Nhìn

Tin liên quan