Các ngân hàng trong TOP đầu danh sách nợ xấu quý I/2022
Thống kê số liệu từ Báo cáo tài chính quý I/2022 của 23 ngân hàng TMCP có số tiền nợ xấu trên 1.000 tỷ đồng cho thấy, tổng số dư nợ xấu các nhà băng đến thời điểm 31/3/2022 đã tăng đến 14% so với cuối năm trước, tương đương với hơn 107.200 tỷ đồng.
Thông qua kết quả báo cáo tài chính quý I/2022, ngoài những chỉ số khả quan như tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, chỉ số tiền gửi không kỳ hạn, sức cạnh tranh sau khi chuyển đổi số, thì cũng có nhiều vấn đề được nhắc đến, đặc biệt là nợ xấu đối với một số ngân hàng TMCP. Thống kê số liệu từ Báo cáo tài chính quý I/2022 của 23 ngân hàng có số dư nợ xấu trên 1.000 tỷ đồng cho thấy, tổng số dư nợ xấu các nhà băng đến thời điểm 31/3/2022 đã tăng đến 14% so với cuối năm trước, tương đương với hơn 107.200 tỷ đồng.
Trong bảng xếp ngân hàng VietinBank (Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam) với quy mô nợ xấu ở mức 15.322 tỷ đồng, tăng 7% so với cuối năm 2021.
Tại nhóm ngân hàng tư nhân, bảng xếp hạng quý I năm nay xuất hiện thêm gương mặt mới là Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) với số dư nợ xấu tăng 3,1% từ 2.863 tỷ đồng lên 2.953 tỷ đồng, kéo theo tỷ lệ nợ xấu tăng lên 1,42%. Trong đó, tăng mạnh nhất phải nói đến khoản nợ có khả năng mất vốn tăng từ 1.334 tỷ đồng lên 2.020 tỷ đồng.
Cơ cấu vốn của ngân hàng này đã có sự dịch chuyển đáng kể khi khoản vay Ngân hàng Nhà nước giảm từ 1.702 tỷ đồng thời điểm đầu năm, xuống còn 153 tỷ đồng khi kết thúc quý I/2022. Khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác cũng giảm mạnh từ 36.849 tỷ đồng vào đầu năm, xuống còn 29.143 tỷ đồng vào cuối quý I/2022. Trong khi đó, khoản vay các tổ chức tín dụng khác tăng từ 9.433 tỷ đồng thời điểm đầu năm, lên 13.292 tỷ đồng vào cuối quý I/2022.
Ngoài ra, TOP các ngân hàng có số dư nợ xấu lớn nhất tính đến 31/3/2022 còn bao gồm Vietcombank, Sacombank, VIB và ACB. Tính riêng nợ xấu của các ngân hàng trên đã chiếm 82.608 tỷ đồng, tương đương với gần 75% tổng nợ xấu của 23 ngân hàng được khảo sát.
Tiếp đến là VietBank với mức tăng gần gấp đôi năm trước, lên tỷ lệ 3,65%; giá trị tăng của các khoản nợ xấu lần lượt là: Nợ dưới tiêu chuẩn tăng từ 94 tỷ đồng đầu năm 2021 lên 331 tỷ đồng vào cuối năm; nợ nghi ngờ tăng từ 91 tỷ đồng lên 592 tỷ đồng; nợ có khả năng mất vốn tăng từ 599 tỷ đồng đầu năm, lên 922 tỷ đồng vào cuối năm. Sau đó nữa là NCB với 3%, VIB với 2,32%,…
Theo Doanh nghiệp và Thương hiệu