Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): “Although the term “brand” is sometimes used as a synonym for a “trademark”, in commercial circles the term “brand” is frequently used in a much wider sense to refer to a combination of tangible and intangible elements, such as a trademark, design, logo and trade dress, and the concept, image and reputation which those elements transmit with respect to specified products and/or services. Some experts consider the goods or services themselves as a component of the brand”.
Tạm dịch:
Mặc dù thuật ngữ “thương hiệu” đôi khi được sử dụng như một từ đồng nghĩa của “nhãn hiệu” trong lĩnh vực thương mại, nhưng nó thường được sử dụng theo nghĩa rộng hơn bao gồm sự kết hợp của các yếu tố hữu hình và vô hình, chẳng hạn như một nhãn hiệu, một thiết kế, biểu tượng, hình ảnh thương mại, khái niệm, ảnh và danh tiếng mà các yếu tố đó liên quan tới các sản phẩm dịch vụ cụ thể. Một số chuyên gia coi bản thân hàng hóa hoặc dịch vụ là một phần của thương hiệu.
Thế giới biết đến nông sản NewZealand từ quả Kiwi, đến Úc bởi những quả “Táo Úc”, “Sữa Úc”; biết đến Nam Phi bởi quả Nho; đến cường quốc số 1 thế giới là Mỹ vẫn có sản phẩm nông sản nổi tiếng là “Táo Mỹ” được sản xuất từ bang Washington; Hàn Quốc dù đủ thứ công nghệ nhưng mọi người vẫn hay nhắc tới thương hiệu “Nhân Sâm Hàn Quốc”, “Kim Chi”; còn ở Nhật Bản là “Hoa Anh Đào”…
Việt Nam là nước nhiệt đới với 4 mùa quả nào thức nấy, từ cam quýt mít dừa đến vải nhãn chanh bưởi… Tuy nhiên, đến nay chúng ta vẫn chưa có một thương hiệu nào có sức lan tỏa mạnh ra thế giới.
Thật mừng, khi đợt này giữa dịch Covid-19 muôn trùng phức tạp, khó khăn nhưng lãnh đạo tỉnh Bắc Giang vẫn quyết nói không với từ giải cứu vải thiều. Quan điểm của Bắc Giang là, quả vải chúng tôi sản xuất ra là để bán, chứ không phải để giải cứu.
Còn quan điểm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, đó là phải “nâng niu nông sản Việt”. Cùng là quả vải đó, nhưng nếu bày bán dưới đầu đường xó chợ, thì trông nó ôi riêu. Tuy nhiên, khi được xếp vào các kệ bán hàng trong siêu thị, cửa hàng thì giá trị của nó sẽ tự khắc được nâng lên.
Nói nôm na, như một cô hoa hậu giả sử cho ngồi trên một chiếc Wave Tầu thì giá trị tự khắc xuống, nhưng cho ngồi trên “con” Lếch xợt hay May bách thì giá trị được nâng cao ngay.
Qua một cậu em làm Phóng viên trên Bắc Giang bảo mình, trên đó các Bí thư, Chủ tịch có nhóm zalo riêng chuyên về tiêu thụ vải thiều. Hay có nhóm của lãnh đạo Hội Nông dân các tỉnh chuyên về kết nối tiêu thụ nông sản. Mới thấy, cứ nói chuyển đổi số ở đâu xa, chuyển đổi số chính là mọi thứ đều cần được trao đổi nhanh nhất trên nền tảng các ứng dụng internet hiện nay.
Nếu như thông thường, thì sẽ lại: Alo em báo cáo sếp, rồi công văn báo cáo giấy tờ nọ kia, rồi lại họp hành… thì như các nhóm zalo của lãnh đạo tỉnh Bắc Giang hay Hội Nông dân chính là chuyển đổi số. Cách làm của Bắc Giang tưởng đơn giản nhưng lại khó, nằm ở chỗ cần thiết phải có thay đổi về tư duy hỗ trợ nông dân.
Mình có nói chuyện với mấy anh em chơi chơi bảo, thực tế tiền thu vải thiều ở Bắc Giang mỗi năm hàng nghìn tỉ, chưa kể các loại tiền dịch vụ, nhưng hầu hết số này sẽ về thẳng túi dân, lãnh đạo có đứng ra lo việc này đúng là “chả được gì” nhưng sao họ vẫn phải làm, vì đó là trách nhiệm trước nhân dân.
Câu trả lời đó là họ yêu thích quả vải thiều quê nhà, muốn xây dựng cho quê nhà một thương hiệu không chỉ bó gọn trong nước mà còn bay xa ra thế giới.
Với cách làm đó, mọi người đã biết đến Bắc Giang qua quả vải và qua quả vải mọi người biết đến Bắc Giang. Và cứ cách làm này, biết đâu đến một ngày thế giới sẽ biết đến Việt Nam nhiều hơn qua quả vải và qua quả vải biết đến Việt Nam. Ít nhất, quả vải thiều hiện đã xuất hiện ở 32 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Theo Tầm Nhìn