“Miếng bánh” của thị trường quảng cáo Việt Nam rất lớn

Tác giả : Admin 22/06/2021

Với thị trường 100 triệu dân và nền kinh tế phát triển như hiện nay thì thị trường quảng cáo hàng năm đến nay có thể lên đến trên dưới 5 tỷ đô la. Thực hiện việc quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này không hề đơn giản một tí nào.    

1138 Ma Sku Tren San Pham La Gi Co Y Nghia Gi 2
Minh họa

Tuy nhiên không thể coi là khó quản lý mà bỏ buông hoặc lơi lỏng trong lĩnh vực này. Đặc biệt vì buông lỏng quản lý dẫn tới quảng cáo sai sự thật và lừa đảo thậm chí nếu đối chiếu về pháp luật hình sự thì lâu nay người ta lôi các nhà khoa học các nghệ sĩ tham gia vào những đường dây khủng bố và tống tiền dưới hình thức quảng cáo(!)

Căn cứ vào đâu khi quảng cáo thực phẩm chức năng về “xương cốt”, “xơ vữa động mạch”, “u xơ tuyến tiền liệt”. ..vân vân và vân vân… họ lại cứ ra rả cho rằng “có đến 90 % công dân Việt Nam mắc những căn bệnh này”(?) Các nhà sản xuất và các nhà quảng cáo quên một điều rằng ở đời “Bố nó lú có chú nó khôn”. Thời đại thế giới phẳng, ngoài một số người nhẹ dạ cả tin, thiếu hiểu biết còn lại chả ai dại gì mà tin vào những lời quảng cáo rẻ tiền vô đạo đức như vậy(!)

Cần lưu ý rằng, cái gọi là “Thực phẩm chức năng” mấy chục năm trước đã làm mưa làm gió ở Hoa Kỳ và các nước Châu Âu, đã hết thời vài chục năm nay. Còn bây giờ thì phát triển như vũ bão ở Việt Nam(?!)

Kính thưa các vị giáo sư y khoa và dược khoa: Những viên nang con nhộng của cái gọi là “Thực phẩm chức năng” ấy đem lại cho con người cái gì? Nếu không phải là “Đem đến cho họ bệnh thận, gan và dạ dày”(?!) Thế nhưng, trên đài truyền hình quốc gia ngày nào họ cũng ra rả như đã nói ở trên. Ngạc nhiên thay!

Cách đây không lâu người viết những dòng này có bài viết: “Mạng xã hội và khẩu nghiệp”. Này trích dẫn lại để những nhà sản xuất và quảng cáo cho sản phẩm nói trên đọc lại để biết mà tự điều chỉnh cuộc sống của mình, tránh khẩu nghiệp và bị quả báo.

 “Khẩu nghiệp là gì?

Theo kinh điển Phật giáo, Khẩu nghiệp là một loại “nghiệp chướng” được phát sinh từ lời nói thốt ra. Người ta nói khẩu nghiệp là một trong 4 nghiệp nặng nhất đời người là bởi, lời nói thốt ra như bát nước hất đi, không thể vãn hồi được, nếu là lời nói bình thường thì không sao, nhưng nếu là một lời nói ác khẩu có thể ảnh hưởng tới suy nghĩ, hành động thâm trí tâm hồn người khác. Vì thế, khẩu nghiệp là một trong những tội nặng nhất mà con người hay mắc phải.

Tuy nói khẩu nghiệp là lời từ miệng phát ra, có thể có lời hay ý tốt có thể có lời nói khó nghe, độc ác nhưng khi nói khẩu nghiệp cũng có nghĩa là khẩu ác nghiệp. Khẩu ác nghiệp phân thành mấy loại như sau:

– Ngoa ngôn, điêu trác: tạo tin giả, vu vạ…

– Vọng ngữ: Nói (viết) láo, hỗn…

– Ỷ ngữ: Nói (viết) thêu dệt, dựng chuyện…

– Lưỡng thiết: Nói (viết) châm chọc, nói móc, nói xỉa…

– Ác khẩu: Nói (viết) chửi rủa, xúc xiểm…

Quả báo khẩu nghiệp

Tuy khẩu nghiệp là thứ không nhìn thấy được nhưng lại có thể sát thương, xúc phạm người khác, thậm chí nguy hiểm ảnh hưởng đến uy tín của cả quốc gia dân tộc!

Khi người ta tạo “khẩu nghiệp” tức sẽ có “quả báo khẩu nghiệp” ứng lại với mình. Thực ra kinh Phật không nói người bị khẩu nghiệp sẽ bị quả báo gì, nhưng phạm vào nghiệp nặng nhất đời người cũng có thể biết rõ người tạo khẩu nghiệp sau này cũng không tránh khỏi trừng phạt, quả báo do mình gây nên. Chết rồi cũng bị đầy đọa dưới địa ngục, nếu kiếp sau thành người cũng gánh chịu quả báo vì thế cần cẩn thận lời nói từ miệng phát ra, cần suy nghĩ trước khi viết hoặc phát ngôn.

Có thể lời nói của bạn là thật lòng, đúng sự thật nhưng không biết cách diễn đạt cũng sẽ khiến người ta hiểu nhầm mà suy nghĩ khác. Trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không nên tự kiêu tự mãn, ngạo mạn mà cho mình nổi bật, phi thường. Tâm phải tĩnh để suy nghĩ trước sau, tuệ phải minh mẫn thì mới phân tích vấn đề đúng đắn chinh xác, phải biết giới hạn cho lời nói (cây bút, bàn phím hoặc micro trên điện thoại thông minh) của mình để không gây nghiệp ác.

Nên cần cẩn thận lời nói, và viết, lời nói và chỉ cần một vài dòng chữ đi đến tâm, vì thế sống chết cũng theo lời nói mà đi đến. Có như thế mới không phạm “khẩu nghiệp”.

Tựu trung: Bất kỳ những lời nói và bài viết nào có lợi cho nhân dân, có lợi cho đất nước đó là làm việc lành! Bất kỳ lời nói và bài viết nào có hại cho nhân dân, cho đất nước đó là trái với việc lành! Khen cái đẹp để dẹp cái xấu, đó là làm việc lành! Vạch mặt chỉ tên những kẻ tham nhũng, hống hách, coi thường dân đó là làm việc lành! Đoàn kết ủng hộ, bảo vệ, che chở cho những người làm việc tốt, đó là làm những việc lành!

Những lời nói, bài viết, và việc làm có lợi cho quốc gia dân tộc, cho một đất nước Việt Nam hùng cường và đại đoàn kết – đó là làm những việc lành. Đi ngược lại với những điều thiện lành nói trên, đó là việc xấu. Cần phải bài trừ, tẩy chay trên mạng xã hội (Kể cả trên các phương tiện truyền thông chính thống quảng cáo sai sự thật – Vì tiền).

Theo Tầm Nhìn

Link gốc: Tầm Nhìn

Tin liên quan